Bởi: admin Tin Tức Bình luận: no comments 4799 Lượt xem
Bạn có bao giờ tình cờ bắt gặp một quảng cáo xuất sắc chưa? Có lẽ đó là chiến dịch “Can You Hear Me Now?” – “Bạn Nghe Tôi Nói Rõ Chứ?” của nhà mạng di động Verizon. Hoặc như đoạn nhạc quảng cáo bắt tai “Every Kiss Begins With Kay” – “Mỗi Nụ Hôn Đều Đều Bắt Đầu Với Kay” đã giúp cho hãng thời trang đá quý Kay Jewerler bán được hàng tá viên kim cương.
Bất kể là quảng cáo đó có xa rời với nội dung sản phẩm hay không. Thì nó vẫn thành công trong việc thuyết phục người mua.
Tiến sĩ tâm lý học Robert Cialdini đã trở nên nổi tiếng bởi tầm ảnh hưởng rộng rãi của cuốn sách mà ông viết vào năm 1986: “Những Đòn Tâm Lý Trong Thuyết Phục”. Nếu bạn chưa hữu duyên đọc được cuốn sách đó, thì đây là 6 nguyên tắc tâm lý trong thuyết phục mà bạn cần biết:
Có một câu hỏi được đặt ra thế này: “Liệu đã sau 30 năm rồi, những nguyên tắc này vẫn không lỗi thời chứ?” Câu trả lời chắc chắn là: “Không”.
Trên thực tế, những hiệu quả đáng kinh ngạc mà chúng mang lại đã khiến cho Tạp Chí Kinh Doanh Harvard phải nghiên cứu lại những tác động tiêu cực khi những đòn tâm lý để thuyết phục này bị lạm dụng quá đà. Đừng bao giờ sử dụng những nguyên tắc này để “hứa nhăng hứa cuội”. Mà hãy sử dụng chúng như công cụ nâng cao kỹ năng chuyển đôi viết lách của mình.
Sau đây là những cách hữu hiệu nhất đã được chứng thực để áp dụng những nguyên tắc của Cialdini vào việc viết blog, tạo trang đích hay “ấn nút” CTA (call-to-action – kêu gọi hành động) cho trang web của bạn.
Mục lục bài viết
Nguyên tắc thứ nhất này thật ra phổ biến hơn bạn nghĩ đấy, đặc biệt là với một bài tiếp thị lôi cuốn. Thực tế cho thấy, “Có qua có lại” là cốt lõi của lĩnh vực tiếp thị trong nước. “Hãy download miễn phí sách điện tử của chúng tôi”. “Hãy đăng ký vào sự kiện trực tuyến miễn phí của chúng tôi”.
Những thương hiệu lớn ngày nay đã nắm bắt được nghệ thuật cung cấp một giá trị nào đó cho khách hàng. Đổi lại họ phải có được một sự chuyển đổi về đầu mối kinh doanh hay một lượng khách hàng tiềm năng nào đó. Hãy xem thử ví dụ sau đây:
Đặt trường hợp, khách hàng tương lai của bạn là những người rất bận rộn. Bằng việc cho đi một thứ gì đó giá trị để đổi lại thời gian và địa chỉ email của họ, cơ hội để bạn tiếp cận sự chú ý của họ là rất chắc chắn.
Những chuyên gia về Sales biết rất rõ phương pháp chiêu mộ khách hàng tham gia vào tiến trình phát triển dự án marketing của mình. Đôi khi cũng chẳng phải để chào hàng buôn bán gì, có khi chỉ để mời khảo sát chạy thử một dịch vụ. Hay chỉ đơn giản là mời dùng thử một mặt hàng nào đó.
Trong khi cố gắng tránh cho nội dung tiếp thị không quá sa đà vào hình thức tiếp thị “đa cấp” cho những khách hàng tiềm năng, bạn có thể dễ dàng tận dụng nguyên tắc này. Bằng việc viết một bài giới thiệu đánh đúng trọng tâm trên blog hay các trang đích. Bạn có thể xây dựng một mối quan hệ với khách hàng/độc giả của mình hầu như tức thì, việc này làm tăng cơ hội “giữ chân” khách hàng của bạn hơn.
Một vài phương pháp để “câu” độc giả của bạn khiến họ phải theo đuổi đến hết nội dụng của bài viết của bạn, bao gồm:
Bằng Chứng Xã Hội đã từng là một hiện tượng mạnh mẽ khi Cialdini thực hiện nghiên cứu mang tính đột phá của mình vào đầu những năm 1980. “Vật đổi sao dời” thế nào đi chăng nữa, nguyên lý này vẫn không lỗi thời trong thời đại ngày nay.
Có một thức tế rằng, bạn dựa vào đám đông để đánh giá uy tín của một thương hiệu nhiều hơn bạn tưởng. Một lãnh đạo có tầm nhìn thì phần nào được đánh giá bởi số lượng “quần thần” “hầu cận” ông ta. Và bạn phải tìm đọc trên Google về những review, những bình luận đánh giá về một nhà hàng nào đó rồi mới quyết định đi tới đó, phải không?
Đây là một ví dụ điển hình của Nguyên Tắc Bằng Chứng Xã Hội mà bạn nhan nhãn vẫn thường thấy:
Phô bày những phản hồi của khách hàng hoặc của những người viết blog – mục đích cũng chỉ là để gây ấn tượng mà thôi.
Có một thực tế bất di bất dịch rằng con người chỉ mua hàng hóa từ người hoặc từ những thương hiệu mà họ thích. Công ty của bạn đôi khi cũng không cần phải quá hoàn hảo để đáp ứng hết tất cả mọi người đâu, nhưng bạn cần phải có sức ảnh hưởng đến những khách hàng lý tưởng của mình.
Có một tổ chức đã làm rất tốt trong việc gây thiện cảm đến khách hàng, đó là công ty chuỗi thức ăn nhanh Taco Bell. Nội dung trên các phương tiện truyền thông của công ty này nổi tiếng vì tính hài hước, gần gũi và tích cực.
Nếu mà bạn biết rõ bạn đang nói về cái gì, thì mọi người sẽ lắng nghe bạn. Đó là lý do vì sao chúng ta cứ luôn bắt chước các blog và Twitter của các nhà lãnh đạo thực tài. Chúng ta muốn học được gì đó từ những bước chân của những người mà đã chứng minh hàng trăm lần rằng họ biết họ sẽ phải làm những gì.
Khi đặt bút xuống để viết một bài viết hấp dẫn và lôi cuốn, điều mấu chốt là bạn phải gây được ấn tượng từ sự tinh thông chuyên môn của bạn, và những trải nghiệm thực tế để đạt được điều đó. Trong khi hầu như chẳng có cách nào để che dấu sự thiếu kiến thức của mình. Sau đây là những cách nhanh chóng để tô điểm thêm uy quyền, độ đáng tin cậy cho bài viết của bạn:
Kể cả khi bạn là một chuyên gia lỗi lạc trong lĩnh vực của chính bạn, một vài lỗi đánh máy hoặc lỗi thiếu nghiên cữu kỹ càng cũng có thể làm mất uy tín của bạn. Ngược lại, một nghiên cứu mang tính hiệu quả cao có thể nâng tầm từ “một blogger có triển vọng” lên mức hơn thế nữa.
Tất cả mọi người – và ý tôi là tất cả nhé – đều dễ bị lừa bịp bởi những voucher, những quà tặng có hạn định về thời gian. Tin tôi đi, chúng ta ai cũng từng nhẹ dạ cả tin ít nhất là một lần.
Còn phát hiện gì tuyệt hơn nữa? Nguyên tắc Khan Hiếm này có thể áp dụng vào bất cứ lĩnh vực, khía cạnh nào trong chiến lượng quảng cáo tiếp thị của bạn, không chỉ dành riêng cho mảng sales thôi đâu.
Hãy suy nghĩ đến việc kiến tạo một diễn đàn độc quyền hoặc một group Facebook ở chế độ “Bí mật” chỉ chuyên dành cho các fan của bạn! Còn việc đưa ra những sự kiện trực tuyến với lượng đăng ký cực kỳ giới hạn thì sao? Việc tặng những ấn phẩm sách điện tử với thời hạn được ấn định nữa?
Ngay cả bầu trời cũng có thể bị giới hạn khi nói đến việc áp dụng Nguyên Tắc Khan Hiếm hiệu quả cao này, vì thế hãy để cho trí tưởng tượng của bạn hoạt động hết mức.
Xem thêm:
Đây là thời điểm mà ai cũng có thể trở thành ông chủ, bà chủ, có cho mình một cửa hiệu riêng. Cơ hội làm giàu khi kinh doanh luôn mở rộng với mọi người. Việc mở cửa hàng trên Loship là một trong những lựa chọn của các ông chủ, bà chủ trẻ. Vì […]
Bạn muốn biết bài viết content của mình có thu hút người đọc, có lượng tương tác tốt không, hãy dựa vào các chỉ số đo lường KPI này để dễ dàng đánh giá về độ tiếp cận, chất lượng, hiệu quả của viết bài quảng cáo nhé. Mục lục bài viết Chỉ số đo […]
Việc đăng tải review sản phẩm lên trang web của mình là một bước đi thông minh mà nhiều nhà đầu tư lựa chọn, nó vừa giúp bạn quảng bá thương hiệu sản phẩm của bạn, vừa có thêm thu nhập. Sự lựa chọn hấp dẫn cho những ai chuyên viết bài seo. Vậy viết […]
Customer Journey (tạm gọi là Hành trình khách hàng) là một công cụ của Google Analytics. Công cụ mới này cho phép các quản trị web hiểu rõ hơn về các hành vi giao dịch trực tuyến điển hình khi khách truy cập trang web của họ và tìm hiểu, so sánh về kết quả […]
Sử dụng nội dung do người dùng sáng tạo là một yếu tố không thể thiếu trong chiến lược content marketing của các doanh nghiệp. Một trong những lợi ích mà phương pháp sáng tạo nội dung này mang lại đó chính là tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Trong bài viết hôm nay dịch […]
“Khách hàng khó tính” là một trong những chướng ngại vật khó khăn nhất mà bạn phải vượt qua trong mọi hệ thống kinh doanh. Họ luôn có những lý do để từ chối sản phẩm, dịch vụ bạn đang cung cấp. Chính vì vậy, bạn cần phải có kỹ năng xử lý tình huống […]