• EMAIL SUPPORT

    gcontent.vn@gmail.com

  • HOTLINE

    09 34 34 32 80

  • GIỜ LÀM VIỆC

    Thứ 2- 7: 8:00 - 17h00

4 Mẹo để tối đa hóa hiệu suất tiếp thị nội dung

Bởi: Lộc Xuân Tin Tức Bình luận: no comments 1656 Lượt xem

Nhiều SEOer đang chuyển sang tiếp thị nội dung để thay thế hoặc bổ sung cho các nỗ lực xây dựng liên kết của họ, nhưng người tiêu dùng thường nghĩ rằng hầu hết các nội dung này là lộn xộn, nhảm nhí. Vậy, làm thế nào để bạn trở nên nổi bật hơn? Hãy cùng dịch vụ viết bài chuẩn seo Gcontent Media chia sẻ ngay sau đây:

Nhà phân tích David Freeman có một số lời khuyên dành cho các SEOer, để làm cho nỗ lực xây dựng liên kết thông qua tiếp thị nội dung thành công hơn bằng cách áp dụng một ống kính toàn cảnh và tập trung vào việc xây dựng một kết nối với đối tượng mục tiêu.

4 mẹo để tối đa hóa hiệu suất tiếp thị nội dung
4 mẹo để tối đa hóa hiệu suất tiếp thị nội dung

Mục lục bài viết

1. Xác định chiến lược và KPIs

Bạn biết rằng bạn cần phải thu hút khán giả mục tiêu trong suốt hành trình mua hàng và bất kỳ chiến lược nào cũng cần được phác thảo cách thực hiện. Ví dụ, yêu cầu nội dung thông tin ở mỗi giai đoạn của cuộc hành trình là gì? Yêu cầu về thẩm quyền / liên kết cho phép thương hiệu cạnh tranh với các vị trí xếp hạng hàng đầu?

KPI theo tiếng anh là Key Performance Indicator có nghĩa là chỉ số đánh giá thực hiện công việc, là công cụ đo lường, đánh giá hiệu quả công việc được thể hiện qua số liệu, tỉ lệ, chỉ tiêu định lượng, nhằm phản ảnh hiệu quả hoạt động của các tổ chức hoặc bộ phận chức năng hay cá nhân.

Để đo lường thành công, cần có một khuôn khổ rõ ràng để tách KPIs của kênh và của doanh nghiệp. Ví dụ:

  • KPIs cá nhân: Khối lượng tên miền liên kết, chỉ số miền và chỉ số tương tác, chẳng hạn như thời gian trên trang và tỷ lệ thoát
  • KPIs xã hội: Chia sẻ, thích và tweet
  • KPIs của Doanh nghiệp: Chào hàng, tải xuống và chuyển đổi tài liệu

Xem thêm: Cách biến các dữ liệu khô khan thành những câu chuyện hấp dẫn

2.  Hiểu về khán giả và mục đích của nội dung

Để viết được những nội dung tạo tiếng vang và tạo kết nối với đối tượng mục tiêu, bạn cần phải:

  • Hiểu khán giả của bạn thông qua Buyer Persona (là các đại diện hình mẫu dựa trên nghiên cứu về người mua là ai, họ đang nỗ lực làm gì, những mục tiêu nào thúc đẩy hành vi của họ, họ nghĩ như thế nào, họ mua như thế nào, tại sao họ quyết định mua, họ mua ở đâu và khi nào họ mua.
  • Xác định liệu mục đích của nội dung là để giữ chân khán giả cũ hay thu hút khán giả mới).

Sau đó, bạn có thể áp dụng các bài học từ việc nghiên cứu ý nghĩa thương hiệu, cho thấy ngoài nội dung giáo dục, thông tin, truyền cảm hứng, giúp đỡ và khen thưởng, 84% mọi người mong đợi thương hiệu cung cấp nội dung:

  • Giải trí.
  • Kể một câu chuyện.
  • Cung cấp các giải pháp.
  • Tạo ra những trải nghiệm và sự kiện.

Với chiến lược và chỉ số KPI được xác định, bạn phải xây dựng sự hiểu biết sâu sắc về đối tượng mục tiêu và lên ý tưởng rõ ràng về loại nội dung mà họ muốn tương tác. Một khi đã có được những điều đó, quá trình tư duy có thể bắt đầu. Hình dạng của các ý tưởng sẽ cho biết liệu nội dung và chiến dịch hiện tại có thể được sử dụng lại hay mở rộng không, có cần phải tạo nội dung mới hay không…

Bất kể là nội dung mới được tạo ra hay nội dung hiện có được sử dụng lại, tất cả đều phải đáng chú ý và mang lại giá trị cho đối tượng mục tiêu. Đạt được điều này, bạn sẽ thành công.

Xem thêm: 17 cách để mở rộng “vùng phủ sóng” của content mà không tốn một xu

3. Kết nối qua các kênh

Để thực sự hữu ích cho đối tượng mục tiêu của bạn, nội dung phải tận dụng cách tiếp cận “sở hữu”, “kiếm tiền”, “chia sẻ” và “trả tiền” (OESP), nơi bạn xác định cụ thể đối tượng của mình là ai, ở đâu, khi nào bạn nên nói chuyện với họ và truyền tải những thông điệp gì. Khi làm như vậy, bạn có cơ hội để thay thế lại nội dung của mình qua OESP để thúc đẩy sự tương tác ở mức tối đa có thể.

Để thực hiện điều này, một phương pháp tiếp cận hợp tác là rất cần thiết, để nội dung không còn hoạt động xoay quanh những phòng, nhóm với những bản kế hoạch nội dung đơn lẻ. “Hero”, “Hub” và “Hygiene” là một khuôn khổ được chấp nhận rộng rãi tạo điều kiện cho điều này:

  • Hero: Nội dung dựa trên chiến dịch lớn hơn thu hút trí tưởng tượng của khán giả thông qua giải trí, kể chuyện và các sự kiện trải nghiệm
  • Hub: Nội dung được thiết kế để tăng sự tin cậy và quyền hạn bằng cách thu hút những người có ảnh hưởng và khán giả của họ
  • Hygiene: Nội dung thông tin được thiết kế để giáo dục, cung cấp các giải pháp và thông tin hữu ích

Điều này đảm bảo rằng các chiến dịch được kết nối hoàn toàn qua các kênh, với mục tiêu chung là tăng giá trị đem lại cho đối tượng mục tiêu, với KPIs kênh tạo thành mục tiêu thứ yếu.

Nghe có vẻ đơn giản, nhưng lên lịch chia sẻ nội dung là bước đầu tiên trong việc thúc đẩy cách tiếp cận này, vì nó giúp:

  • Phân tích tất cả nội dung, PR, các sự kiện và các kế hoạch xã hội và tạo ra sự hợp tác giữa các nhóm.
  • Phân tích những sở thích của người tiêu dùng, cho phép triển khai nội dung vào đúng thời điểm.
  • Làm nổi bật các sự kiện văn hoá.

Xem thêm: Làm sao để “bắt thóp” ý định người mua để viết content hiệu quả

4. Làm quen với tư duy “ít còn hơn nhiều”

Như đã đề cập ở trên, người tiêu dùng tin rằng 60% nội dung mà các nhãn hàng tạo ra là rất lộn xộn, nhảm nhí. Để nâng cao hiệu năng kinh doanh, bạn cần phải áp dụng cách tiếp cận tập trung vào người tiêu dùng và tạo ra ít nội dung hơn, nhưng đảm bảo rằng nội dung bạn đem lại tác động nhiều hơn và có khả năng “sống sót” qua các kênh.

Cuối cùng, bạn cần phải đảm bảo rằng mọi thứ bạn làm là tập trung vào việc phân phối các loại nội dung mà đối tượng mục tiêu của bạn muốn tham gia, cho dù họ đang tìm kiếm để được giải trí hay là giáo dục. Điều này sẽ thúc đẩy hiệu quả kinh doanh một cách tổng thể. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ viết bài chuẩn SEO hay đến ngay với Gcontent Media.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Bài viết liên quan

Mở cửa hàng trên Loship: có liền sau 2 phút, nhiều khách đặt mua dù trời mưa hay ở xa

Mở cửa hàng trên Loship: có liền sau 2 phút, nhiều khách đặt mua dù trời mưa hay ở xa

Đây là thời điểm mà ai cũng có thể trở thành ông chủ, bà chủ, có cho mình một cửa hiệu riêng. Cơ hội làm giàu khi kinh doanh luôn mở rộng với mọi người. Việc mở cửa hàng trên Loship là một trong những lựa chọn của các ông chủ, bà chủ trẻ. Vì […]

11 chỉ số để đo lường KPI cho bài viết content chất lượng, hiệu quả

11 chỉ số để đo lường KPI cho bài viết content chất lượng, hiệu quả

Bạn muốn biết bài viết content của mình có thu hút người đọc, có lượng tương tác tốt không, hãy dựa vào các chỉ số đo lường KPI này để dễ dàng đánh giá về độ tiếp cận, chất lượng, hiệu quả của viết bài quảng cáo nhé. Mục lục bài viết Chỉ số đo […]

Cách viết bài review sản phẩm đọc một phát mua hàng ngay

Cách viết bài review cho sản phẩm đọc một phát mua hàng ngay

Việc đăng tải review sản phẩm lên trang web của mình là một bước đi thông minh mà nhiều nhà đầu tư lựa chọn, nó vừa giúp bạn quảng bá thương hiệu sản phẩm của bạn, vừa có thêm thu nhập. Sự lựa chọn hấp dẫn cho những ai chuyên viết bài seo. Vậy viết […]

Bỏ content seo một bên, hãy phát triển nội dung cho hành trình khách hàng (Customer Journey)

Bỏ content seo một bên, hãy phát triển nội dung cho hành trình khách hàng (Customer Journey)

Customer Journey (tạm gọi là Hành trình khách hàng) là một công cụ của Google Analytics. Công cụ mới này cho phép các quản trị web hiểu rõ hơn về các hành vi giao dịch trực tuyến điển hình khi khách truy cập trang web của họ và tìm hiểu, so sánh về kết quả […]

Tăng doanh thu bằng việc sử dụng nội dung do khách hàng sản xuất

Sử dụng nội dung do người dùng sáng tạo là một yếu tố không thể thiếu trong chiến lược content marketing của các doanh nghiệp. Một trong những lợi ích mà phương pháp sáng tạo nội dung này mang lại đó chính là tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Trong bài viết hôm nay dịch […]

6 Tuyệt chiêu thuyết phục khách hàng khó tính dễ dàng

6 Tuyệt chiêu thuyết phục khách hàng khó tính dễ dàng

“Khách hàng khó tính” là một trong những chướng ngại vật khó khăn nhất mà bạn phải vượt qua trong mọi hệ thống kinh doanh. Họ luôn có những lý do để từ chối sản phẩm, dịch vụ bạn đang cung cấp. Chính vì vậy, bạn cần phải có kỹ năng xử lý tình huống […]